Chính sách Facebook

Những khái niệm cần biết khi đi spam

1. Spam là gì

Spam là hành vi liên hệ với mọi người bằng nội dung mà họ không mong muốn, có thể khiến cho người khác cảm thấy khó chịu hoặc không an toàn. Bằng cách lạm dụng các tính năng trên Facebook như:

  • Đăng, chia sẻ, tương tác với nội dung hoặc tạo tài khoản, Nhóm, Trang, Sự kiện hay các tài sản khác, theo cách thủ công hay tự động, ở tần suất liên tục.

  • Cố bán, mua hoặc trao đổi (dù thành công hay không) các quyền sử dụng trang web, lượt tương tác hay tính năng sản phẩm, chẳng hạn như tài khoản, vai trò quản trị viên, quyền đăng, Trang, Nhóm, lượt thích, v.v., ngoại trừ trong trường hợp nội dung được xác định rõ ràng là nội dung có thương hiệu, như định nghĩa trong Chính sách về nội dung có thương hiệu của chúng tôi.

  • Yêu cầu hoặc tuyên bố rằng người dùng phải tương tác với nội dung (ví dụ: thích, chia sẻ) trước khi họ có thể xem hoặc tương tác với nội dung đã hứa hẹn.

  • Khuyến khích việc thích, chia sẻ, theo dõi, nhấp hoặc sử dụng các ứng dụng hay trang web trên cơ sở sai sự thật, chẳng hạn như:

  • Đưa ra các dịch vụ hoặc chức năng không có thật hoặc không tồn tại (ví dụ: "Tải nút "Không thích"!")

  • Không chuyển hướng đến nội dung đã hứa hẹn (ví dụ: "Nhấp vào đây để nhận mã giảm giá tại Nordstrom"; nút phát giả)

  • Cách sử dụng URL mang tính lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm, được xác định là:

    • Kỹ thuật che giấu: Hiển thị nội dung khác cho người dùng Facebook cũng như công cụ hoặc trình thu thập dữ liệu của Facebook.

    • Nội dung gây hiểu nhầm: Nội dung chứa liên kết hứa hẹn một loại nội dung nào đó nhưng thực chất lại chuyển người dùng đến một nội dung hoàn toàn khác.

    • Hành vi chuyển hướng mang tính lừa đảo: Trang web yêu cầu người dùng thực hiện một hành động (ví dụ: vượt qua thử thách hình ảnh xác thực, xem quảng cáo, nhấp vào đây) thì mới được xem nội dung trang đích mong muốn, vậy nhưng tên miền của URL lại thay đổi sau khi người dùng thực hiện hành động đó.

    • Biện pháp kiểm soát truy cập yêu cầu mọi người thích/chia sẻ: Trang đích yêu cầu người dùng thích, chia sẻ hoặc tương tác với nội dung thì mới có quyền truy cập vào nội dung.

    • Chức năng của trang đích mang tính lừa đảo: Trang web có giao diện người dùng gây hiểu nhầm, dẫn đến việc mọi người vô tình truy cập vào trang web đó (ví dụ: cửa sổ bật lên/bật xuống, lừa nhấp chuột, v.v.).

    • Chiếm quyền điều khiển URL: Một trang web bên ngoài mạo danh thương hiệu hay dịch vụ uy tín bằng cách sử dụng tên, miền hoặc nội dung có lỗi đánh máy, lỗi chính tả hay các phương thức khác để giả mạo các thương hiệu nổi tiếng (chẳng hạn như www.faceb00k.com, www.face_book.com) bằng cách sử dụng một trang đích giống với trang web đáng tin cậy khác để gây hiểu nhầm cho khách truy cập.

  • Các hành vi khác về cơ bản tương tự những hành vi nêu trên.

2. Tài khoản fb kết bạn, nhắn tin được với ai

2.1 Tài khoản FB kết bạn được với ai

  • Có bạn chung

  • Mạng lưới quan hệ. Ví dụ: tỉnh/thành phố hiện tại, trường học hoặc công việc của bạn

  • Tham gia cùng nhóm Facebook

  • Được gắn thẻ trong cùng ảnh hoặc bài viết

Để tránh bị chặn tính năng Gửi lời mời kết bạn hãy:

  • Cố gắng chỉ gửi lời mời kết bạn cho những người mà bạn quen biết (ví dụ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học).

  • Để kết nối với những người mà bạn không quen biết (như người nổi tiếng), hãy theo dõi thay vì gửi lời mời kết bạn.

  • Hãy nhớ sử dụng tên thường gọi của mình trong cuộc sống hàng ngày. Những người mà bạn quen biết có thể vô tình bỏ qua lời mời kết bạn nếu không nhận ra bạn.

Lưu ý: Bạn có thể có lên đến 1.000 lời mời đã gửi đang chờ phản hồi. Nếu bạn gửi thêm, lời mời cũ nhất sẽ bị xóa

Những nguyên nhân nào bị hạn chế hoạt động tk fb

1. Hạn chế gửi tin nhắn trên Facebook

Bị chặn gửi tin nhắn trên Facebook vì các lí do sau:

  • Gửi tin nhắn với tần suất quá nhanh

  • Tin nhắn hoặc điều gì đó bạn chia sẻ đã vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng.

  • Gần đây, bạn gửi một số lượng tin nhắn bất thường, giống như spam, đến hệ thống bảo mật của chúng tôi.

  • Tin nhắn mà bạn gửi bị đánh dấu là không được hoan nghênh.

  • Người mà bạn đang gửi tin nhắn đã chặn bạn hoặc bị bạn chặn.

2. Hạn chế gửi lời mời kết bạn trên Facebook

Bị chặn gửi lời mời kết bạn Facebook vì các lí do sau:

  • Gần đây, bạn đã gửi nhiều lời mời kết bạn.

  • Lời mời kết bạn đã gửi trước đây không được trả lời.

  • Lời mời kết bạn đã gửi trước đây bị đánh dấu là không mong muốn.

3. Nội dung đăng bài trong group, comment thế nào là vi phạm chính sách

  • Đăng những nội dung không tuân thủ Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook (ví dụ: lời đe dọa, ngôn từ gây thù ghét, hình ảnh bạo lực).

  • Sử dụng Facebook để bắt nạt, mạo danh hoặc quấy rối bất kỳ ai.

  • Bình luận được chia sẻ quá thường xuyên trong một khoảng thời gian ngắn

  • Bình luận liên tục, nhiều sai ngữ cảnh (Bán bất động sản trong nhóm review phim)

4. Khi nào bị hạn chế tính năng của tài khoản

Hầu hết lần cảnh cáo đầu tiên, bạn sẽ nhận được một lời cảnh báo mà không bị hạn chế tài khoản

  • 1 lần cảnh cáo: Bạn sẽ nhận được cảnh báo do đây là lần cảnh cáo đầu tiên.

  • 2-6 lần cảnh cáo: Bạn sẽ bị hạn chế sử dụng một số tính năng (chẳng hạn như đăng bài trong nhóm) trong khoảng thời gian ngắn.

  • 7 lần cảnh cáo: Bạn sẽ bị hạn chế tạo nội dung trong 1 ngày, bao gồm cả các tính năng đăng, bình luận, tạo Trang, v.v.

  • 8 lần cảnh cáo: Bạn sẽ bị hạn chế tạo nội dung trong 3 ngày.

  • 9 lần cảnh cáo: Bạn sẽ bị hạn chế tạo nội dung trong 7 ngày.

  • 10 lần cảnh cáo trở lên: Bạn sẽ bị hạn chế tạo nội dung trong 30 ngày.

Các trường hợp bị khóa tk facebook

1. Khi nào bị khóa tài khoản

Tài khoản Facebook của bạn sẽ bị khóa khi

  • Nội dung có vẻ đáng ngờ hoặc mang tính lạm dụng.

  • Các tin nhắn hoặc lời mời kết bạn mà bạn gửi bị đánh dấu là không mong muốn (Bị bóa cáo)

  • Vi phạm tuân thủ Tiêu chuẩn cộng đồng.

Thời hạn chặn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và lịch sử của bạn trên Facebook.Sau 5 lần cảnh cáo, bạn có thể bị hạn chế tạo nội dung thêm 30 ngày nữa hoặc chúng tôi có thể sẽ xóa tài khoản của bạn, tùy vào mức độ nghiêm trọng và tần suất của hành vi vi phạm.

2. Một người được dùng mấy tk facebook

Về cơ bản, Facebook luôn muốn người dùng chỉ sử dụng một số điện thoại cho một tài khoản Facebook của mình. Trong trường hợp, nếu như FB phát hiện có quá nhiều tài khoản có chung thông tin số điện thoại thì rất có thể họ sẽ khóa những tài khoản đó. Nếu muốn tạo nhiều tài khoản, hãy tạo bằng nhiều Gmail, tốt nhất là trên các thiết bị khác nhau và sử dụng 4G để tránh bị check địa chỉ IP máy.

3. Nội dung như thế nào để được facebook phân phối

Facebook sẽ xếp thứ tự bài viết bạn nhìn thấy trong Bảng feed dựa trên dự đoán về nội dung có giá trị nhất đối với bạn, bao gồm các bài viết của bạn bè, Nhóm và Trang mà bạn đã chọn kết nối.Thuật toán ưu tiên hiển thị các bài viết có ý nghĩa nhất ở đầu Bảng feed có 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Danh sách cung ứng

Ở bước đầu tiên, thuật toán sẽ xem xét danh sách cung ứng của bạn có tất cả các bài viết mà những người là "bạn bè" đã kết nối với bạn chia sẻ, Trang bạn theo dõi và Nhóm bạn tham gia, xen kẽ với quảng cáo và nội dung được đề xuất mà chúng tôi cho là phù hợp với bạn dựa theo hoạt động của bạn trên Facebook.

  • Bước 2: Tín hiệu

Tiếp đến, với từng bài viết này, thuật toán sẽ xem xét nhiều yếu tố như người đăng bài viết, cách bạn từng tương tác với người đó, định dạng bài viết (ảnh, video, liên kết) và mức độ phổ biến của bài viết (dựa trên những thông tin như số lượng bạn bè thích bài viết đó, số Trang đã chia sẻ lại bài viết đó, v.v.). Tất cả những yếu tố này được gọi là tín hiệu.

  • Bước 3: Dự đoán

Sau đó, thuật toán sẽ dùng các tín hiệu này để đưa ra các dự đoán về khả năng phù hợp của từng bài viết đối với bạn dựa trên mức độ liên quan, chẳng hạn như bài viết này có phải do bạn bè hoặc người thân của bạn đăng không, khả năng bạn sẽ bình luận về bài viết, bài viết có khả năng thúc đẩy tương tác có ý nghĩa không, khả năng bạn có thể tự tìm thấy bài viết đó hay bài viết có chất lượng cao không (ví dụ: nếu tin tức là nội dung gốc, thuật toán sẽ ấn định cho tin tức một mức điểm phù hợp cao hơn theo từng cá nhân và tin tức đó thường sẽ xuất hiện ở gần đầu Bảng feed). Chúng tôi cũng thực hiện một số khảo sát để biết được một bài viết "có đáng thời gian của bạn" không và dựa vào các câu trả lời khảo sát đó để dự đoán khả năng bạn sẽ thấy một bài viết là hữu ích. Các bài viết được dự đoán là hữu ích hơn sẽ hiển thị ở vị trí cao hơn trên Bảng feed.

  • Bước 4: Mức độ phù hợp

Cuối cùng, thuật toán sẽ tính điểm phù hợp cho từng bài viết trong danh sách cung ứng của bạn dựa trên các tín hiệu và dự đoán này. Bài viết đạt điểm cao hơn sẽ hiển thị ở gần đầu Bảng feed do có nhiều khả năng thu hút được sự quan tâm của bạn, còn bài viết đạt điểm thấp hơn sẽ hiển thị ở gần cuối Bảng feed.

Last updated